Đặc điểm Vua_Chăm_Pa

Bích họa về Quốc vương Po Klong Garai của Panduranga tại Bayon, Campuchia.

Tước hiệu đầu tiên với "Raja" là một tước hiệu có từ ngôn ngữ Ấn Độ, đăng đối với King của tiếng Anh cùng Quốc vương của vùng văn hóa chữ Hán, mà Raja-di-raja nghĩa là "Raja của các Raja", cho nên nó tương đương với Great King cùng Đại vương, hoặc "Vua của mọi vị vua" khi dịch ra[2]. Sau năm 1474, quốc gia Champa trở nên suy yếu đáng kể, tước hiệu của các vị vua được đổi thành Po-tana-raya với ý nghĩa "Vua của mọi lãnh địa", trong đó "Po" là vua theo tiếng Chăm. Điều này cũng phần nào cho thấy quốc gia Champa thiên về một nhà nước quân chủ phân quyền và có một người đại diện liên minh, chính là những "Vị vua Champa" mà bài viết liệt kê.

Khi lên ngôi, các vị Vua Champa thường sẽ xưng tôn hiệu tương tự các vị vua của văn hóa Châu Âu cùng Ấn Độ. Tôn hiệu của các vị quân chủ Champa được khởi nguyên từ truyền thống Ấn giáo, thường gồm tước và hiệu. Tước (tiền tố) thường thấy có: Jaya (जय / 勝利 / nghĩa là "Thắng lợi"), Maha (महा / 偉大 / nghĩa là "Vĩ đại"), Sri (श्री / 聖 / nghĩa là "Đấng thánh"). Hiệu bao gồm các Bhadravarman, Vikrantavarman, Rudravarman, Simhavarman,... Trong đó, hậu tố -varman[3] (वर्मा / nghĩa là "Tấm khiên") xuất hiện trong hiệu của họ thuộc về đẳng cấp Kshatriya và chỉ dành cho những người đứng đầu liên minh quốc gia Champa.

Nước Champa bị diệt vong, di tích và sử ký không đủ để xác định tất cả các đời vua và các thông tin chi tiết về năm cai trị của tất cả các vua. Các nhà nghiên cứu căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu, trong đó có cả các bia khảo cổ, di tích của người Chăm, tới nay xác định được khoảng 10 triều đại với gần 100 vị vua Champa. Trong số các vị vua này, có nhiều vị được đưa vào danh sách nhưng không liên tiếp kế tục nhau. Một số vua Champa được gọi tên phiên âm theo tiếng Hán, theo cách gọi của các thư tịch cổ của An NamTrung Hoa. Một số vị có cả tên bằng tiếng Phạntiếng Hán, do được lưu lại trong cả bi ký Chăm và thư tịch Hán cổ.

Danh sách tên và niên đại các vị vua Champa dưới đây vẫn là chưa đầy đủ, giữa nhiều vị có một số khoảng thời gian trống.